In Pet chuyển nhiệt là một trong những hình thức in ấn đột phá, khá được ưa chuộng hiện nay. Loại hình in này rất được nhiều đơn vị in ấn lựa chọn nhờ tối ưu chi phí và năng suất hiệu quả cao. Bên cạnh đó, in Pet chuyển nhiệt vẫn tồn tại những lỗi nhất định. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về ưu – nhược điểm và một số lỗi thường gặp khi in Pet chuyển nhiệt mà bạn có thể tham khảo.
In Pet chuyển nhiệt là gì?
In Pet chuyển nhiệt là một hình thức in ấn, sử dụng công nghệ mới để in trực tiếp lên bề mặt của những vật liệu có màu sáng hoặc tối. Quá trình in này sẽ bắt đầu bằng việc in trực tiếp lên trên màng Pet và phủ thêm một lớp keo chuyển nhiệt. Sau đó, bột pet sẽ được phủ lên và sử dụng máy ép nhiệt để ép hình in lên trên bề mặt cần được in.
In Pet chuyển nhiệt được sử dụng phổ biến tại các xưởng in ấn áo quần, túi vải
Kỹ thuật in Pet hiện được phân loại dựa theo các phương pháp in như sau:
- In Pet chuyển nhiệt
- In Pet dán
- In Pet trực tiếp
- In Pet Offset
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in chuyển nhiệt
Trước khi tìm hiểu về các lỗi thường gặp khi in Pet chuyển nhiệt, chúng ta sẽ cùng phân tích một số ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật in này như sau:
Ưu điểm
- Chi phí đầu tư lý tưởng: Chỉ khoảng 130 – 270 triệu đồng (một mức phí không quá cao đối với những xưởng chuyên in ấn quần áo). Với hiệu suất làm việc lớn, chi phí đầu tư vào thiết bị in này là hoàn toàn hợp lý.
- Gia công được ở trên mọi chất liệu vải, mang đến tính thẩm mỹ cao cho sản phẩm.
- Số lượng thành phẩm lớn trên 1 lần in.
- Giải pháp tiết kiệm chi phí cho cả xưởng in lẫn khách hàng
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, in Pet chuyển nhiệt đồng thời cũng tồn tại những nhược điểm như sau:
Phương pháp in vẫn tồn tại một số nhược điểm nhất định
- Độ bền của hình in có thể bị giảm đi đáng kể sau nhiều lần giặt hoặc được giặt bởi những chất tẩy rửa quá mạnh.
- Không thể in trực tiếp trên những bề mặt không bằng phẳng, có nhiều gờ, nhiều nếp gấp hoặc chất liệu dày hơn.
- Có thể gặp khó khăn hơn trong vấn đề in những hình ảnh có độ phân giải cao hoặc có quá nhiều chi tiết nhỏ khác.
- Quá trình in có thể sẽ tốn nhiều thời gian hơn để hoàn thiện một thành phẩm chất lượng tốt nhất.
- Chi phí đầu tư cho thiết bị và mực in bàn đầu có thể sẽ cao hơn so với một vài phương pháp khác.
Những lỗi thường gặp khi in pet chuyển nhiệt
Bất cứ phương pháp in nào cũng sẽ tồn tại những số lỗi nhất định. Theo đó, lỗi thường gặp khi in pet chuyển nhiệt gồm có:
- Hình ảnh bị nhòe: Đây là lỗi xảy ra khi nhiệt độ máy in không đạt chuẩn hoặc thời gian ép chưa đảm bảo. Để khắc phục lỗi này, bạn cần tăng nhiệt độ máy và thời gian ép sản phẩm.
- Màu sắc không chính xác: Lỗi này xuất hiện là do cách sử dụng mực in hoặc màng in chưa đúng. Bạn cần thay đổi loại mực in hoặc sử dụng màng in chất lượng cao hơn.
- Màu in bị phai sau khi giặt: Thường là do bạn sử dụng các chất tẩy rửa mạnh hoặc áp lực giặt quá lớn. Bạn nên sử dụng những sản phẩm tẩy rửa nhẹ nhàng hơn và nên giặt áo bằng tay hoặc giặt với máy với áp lực nhẹ nhàng.
- Màng in không bám chặt: Đây là lỗi xảy ra khi ép chưa đủ thời gian hoặc lực ép không đều. Bạn nên tăng áp lực và ép trên toàn bộ bề mặt sản phẩm.
- Hình ảnh bị vỡ hoặc không đều: Lỗi này xuất hiện là do áp lực ép quá mạnh hoặc quá yếu. Bạn cần điều chỉnh ép lực ép phù hợp để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
Những lỗi thường gặp khi in Pet chuyển nhiệt cần lưu ý
Quy trình in Pet chuyển nhiệt
Có thể thấy rằng, một số lỗi thường gặp khi in Pet chuyển nhiệt có thể bắt nguồn từ cách thức in không đúng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ quy trình in của phương pháp in này, cụ thể như sau:
- Bước 1: Cần thiết kế hình ảnh cần được in trên máy tính thông qua phần mềm photoshop hoặc corel, rồi nạp hình ảnh cần in vào thiết bị in.
- Bước 2: Hình ảnh sẽ được in lên tấm màng Pet và màu in sẽ được in trước. Kế đến, một lớp trắng in ở trên cùng sẽ là lớp nền cho hình in.
- Bước 3: Hình in lúc này sẽ được phủ lên một lớp keo chuyển nhiệt.
- Bước 4: Bề mặt in sẽ được sấy khô để lớp bột chuyển nhiệt bám chắc vào bề mặt hình in. Trục ép sẽ được duy chuyển để lớp keo được bám đều lên khắp bề mặt.
- Bước 5: Cuối cùng, bề mặt vật liệu cần được in bằng máy in ép nhiệt phẳng. Dạng in này có thể sẽ được áp dụng trên nền vải cotton, poly, các loại vải sáng – tối màu hoặc nhiều vật liệu khác.
Tóm lại, bất cứ loại hình in nào cũng sẽ tồn tại những lỗi nhất định. Vì vậy, để tránh lỗi thường gặp khi in Pet chuyển nhiệt, bạn cần nắm rõ quy trình in ấn và các biện pháp giải quyết khi gặp tình huống tương tự. Hy vọng những thông tin trên sẽ có ích cho bạn. Để được hỗ trợ dịch vụ in ấn, bạn có thể liên hệ với Túi Vải Bố Hồ Chí Minh qua số hotline hoặc website chính thức.